THÔNG TIN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Mức độ 3
> Môi trường
Tên thủ tục
Cấp lại giấy phép môi trường (cấp Tỉnh) (1.010730)
Cơ quan thực hiện
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bình Định
Cách thức thực hiện
Trực tiếpTrực tuyếnDịch vụ bưu chính
Trình tự thực hiện
Bước 1. Nộp hồ sơ:
Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường đến Cơ quan được giao nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính hoặc Cơ quan được ủy quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Cơ quan thẩm định cấp phép) theo một trong các hình thức sau:
+ Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến toàn trình của Cơ quan thẩm định cấp phép đối với trường hợp dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.
+ Gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.Bước 2. Kiểm tra hồ sơ:
Cơ quan thẩm định kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định của pháp luật, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì từ chối tiếp nhận; trường hợp hồ sơ đã bảo đảm tính đầy đủ, hợp lệ thì thực hiện tiếp nhận và gửi giấy tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả tới tổ chức/cá nhân.Bước 3. Thẩm định hồ sơ:
Thẩm định hồ sơ sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
- Cơ quan thẩm định cấp phép thành lập hội đồng thẩm định hoặc đoàn kiểm tra theo một trong các trường hợp sau:
+ Đối với trường hợp dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và không có thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc có thay đổi nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường và chưa đến mức phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thành lập hội đồng thẩm định, không tổ chức kiểm tra thực tế.
+ Đối với trường hợp dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thành lập hội đồng thẩm định. Trong trường hợp cần thiết, hội đồng thẩm định tổ chức khảo sát thực tế tại khu vực dự kiến triển khai dự án đầu tư. Tùy theo quy mô, tính chất, mức độ của dự án việc tổ chức khảo sát thực tế do chủ tịch hội đồng thẩm định quyết định cử đại diện thành phần hội đồng thực hiện.
+ Đối với trường hợp cơ sở, dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng có thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường và chưa đến mức phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thành lập đoàn kiểm tra.
- Hội đồng thẩm định thẩm định hồ sơ và khảo sát (nếu có), đoàn kiểm tra nghiên cứu hồ sơ và kiểm tra thực tế đối với cơ sở. Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, cơ quan cấp giấy phép môi trường có văn bản thông báo cho chủ dự án đầu tư, cơ sở và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung. Cơ quan cấp giấy phép môi trường không yêu cầu chủ dự án đầu tư, cơ sở thực hiện các công việc khác ngoài các nội dung nêu trong văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ. Thời gian trả kết quả hoặc thông báo chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ phải bảo đảm trong thời hạn cấp phép theo quy định.
- Căn cứ kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định hoặc kết quả của đoàn kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường xem xét, cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư, cơ sở trong trường hợp đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường hoặc có văn bản thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án đầu tư, cơ sở và nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường.Bước 4. Phê duyệt
- Cơ quan thẩm định ban hành giấy phép môi trường hoặc có văn bản thông báo không phê duyệt kết quả cấp giấy phép môi trường (trong đó nêu rõ lý do kèm các nội dung yêu cầu bổ sung, làm rõ) trong trường hợp hồ sơ chưa được chỉnh sửa, bổ sung đầy đủ theo ý kiến kết luận của hội đồng thẩm định/đoàn kiểm tra.
- Cơ quan thẩm định có trách nhiệm công khai trên cổng thông tin điện tử quyết định phê duyệt kết quả cấp lại giấy phép môi trường của tổ chức, cá nhân.Bước 5. Trả kết quả
Tổ chức, cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo thời gian, địa điểm ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trực tiếp tại Cơ quan thẩm định cấp phép cấp tỉnh; thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến toàn trình (đối với trường hợp dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải) của Cơ quan thẩm định cấp phép hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia (địa chỉ https://dichvucong.gov.vn).
Phí
Trực tiếp - .Trực tuyến - .Dịch vụ bưu chính - .
Lệ phí
Không
Số lượng bộ hồ sơ
01 bộ
Yêu cầu - điều kiện
- Giấy phép môi trường hết hạn;
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có thay đổi tăng quy mô, công suất sản xuất, thay đổi công nghệ sản xuất như đối với trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 27 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 05/2025/NĐ-CP dẫn đến làm gia tăng tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 05/2025/NĐ-CP, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 27 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 05/2025/NĐ-CP hoặc thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường;
- Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 56 Điều 1 Nghị định số 05/2025/NĐ-CP;
- Dự án đầu tư, cơ sở có một trong các thay đổi khác làm gia tăng tác động xấu đến môi trường quy định tại điểm b khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường, bao gồm: Tăng từ 10% lưu lượng nước thải, bụi, khí thải làm gia tăng thải lượng các thông số ô nhiễm về chất thải ra môi trường; thay đổi vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước có yêu cầu cao hơn về quy chuẩn xả thải; bổ sung phương pháp tự tái chế, xử lý, đồng xử lý chất thải bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có; bổ sung hoạt động đồng xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt để thực hiện dịch vụ xử lý chất thải; thay thế hoặc bổ sung công trình, hệ thống, thiết bị tái chế, xử lý chất thải; bổ sung loại chất thải nguy hại (trừ trường hợp bổ sung loại chất thải nguy hại có tính chất tương tự với chất thải nguy hại đã được cấp phép) đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; bổ sung loại, tăng khối lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; bổ sung loại phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; bổ sung trạm trung chuyển chất thải nguy hại; thay đổi công nghệ của hệ thống, công trình xử lý nước thải, bụi, khí thải, trừ trường hợp bổ sung thêm thiết bị hoặc công đoạn xử lý; giảm quy mô hoặc không xây lắp công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của hệ thống xử lý nước thải.
Biểu mẫu đính kèm